LÀM VIỆC CHĂM CHỈ THÔI CHƯA ĐỦ, HÃY LÀM VIỆC THÔNG MINH!
Tôi dám chắc là những người đang click vào tiêu đề bài viết này, đang đọc bài viết này từng đọc ở đâu đó câu nói của Bill Gates: “Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Bạn có cho rằng điều đó thật thiếu công bằng trong khi bạn lai lưng ra làm, người bình thường làm 8h/ngày; mấy anh chàng lười có khi chỉ làm 5 – 6h/ngày (thời gian còn lại là tranh thủ “chơi – nghỉ ngơi dưỡng sức”) còn bạn thì có khi làm đến 10h/ngày mà trong một số trường hợp lại không được đánh giá cao bằng họ? Một số việc còn không được cấp trên cân nhắc đến việc đưa cho bạn làm mà giao trực tiếp cho mấy anh biếng nhác ngoài kia – như cái cách mà Bill Gates đã đúc kết lại? Bạn sẽ tự hỏi: Có chuyện gì sai với việc chăm chỉ làm việc hay sao? Oh, sai chứ, thời đại 4.0 rồi, chăm chỉ không đủ đâu, đừng chỉ làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh
Nhiều người vẫn quan niệm rằng trong cuộc sống, chỉ cần chăm chỉ làm việc, thành công sẽ tự đó mà tìm đến. Thế nhưng, để trở nên xuất sắc, chỉ chăm chỉ là không đủ.
Một cuộc khảo sát của các chuyên gia Harvard trên top 500 người giàu nhất nước Mỹ đã chỉ ra rằng: Có đến 94% trong số họ cho rằng “sự chăm chỉ” không thể là nấc thang duy nhất trên con đường dẫn đến giàu có và thành công. Thật vậy, chăm chỉ không có nghĩa là bạn làm 10h, 12h/ngày, chăm chỉ có nghĩa là trong thời gian ngắn nhất bạn có thể dạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Làm việc thiếu khoa học, thiếu sáng tạo, thiếu cách quản lý, thiếu hiệu quả,… chỉ dẫn đến việc bạn ngồi mãi ở công ty tốn điện, tốn thời gian gây mệt mỏi cho người khác chứ nó không nói lên được bất kỳ điều gì. Những người thành công như Bill Gates – những lãnh đạo trong công ty bản thân họ đã là những người thông minh và cực kỳ chăm chỉ rồi. Nhưng mình họ thì không thể vận hành doanh nghiệp một cách thành công được, họ cần những người thông minh cho dù họ khá lười bên cạnh mình để thúc đẩy nhanh tiến độ công việc và khám phá ra những con đường mới để đi mà đại đa số người bình thường hay chăm chỉ đều không nghĩ ra được.
Tuy nhiên, nếu bạn vừa là người chăm chỉ lại vừa làm việc một cách thông minh thì sẽ những ông chủ kể cả như Bill Gates sẽ sợ mất bạn chứ không phải là bạn sợ mất vị trí của mình tại công ty. Bạn hoàn toàn có khả năng lên vị trí cao hơn hoặc thành lập một đế chế cho riêng mình nếu đủ khả năng cả về tài lực lẫn vật lực. Vậy thế nào là làm việc thông minh? Người làm việc thông minh phải có những kỹ năng sau:
Kỹ năng quản lý thời gian
Thời gian với những người giàu có luôn là thứ tài sản quý giá nhất. Thế nên, phân chia quỹ thời gian sao cho hiệu quả là việc được ưu tiên số một. Hãy tìm ra thứ tự ưu tiên của công việc, ước lượng thời gian cần bỏ ra để có thể sử dụng thật hợp lí. Một điều quan trọng là đừng để thời gian trôi qua uổng phí, đồng thời hãy tập thói quen tổng kết mỗi ngày xem mình đã làm được những gì bạn nhé.
Sử dụng điện thoại để trao đổi trực tiếp
Ngày này, trong công việc, email là một công cụ phổ biến để trao đổi thông tin giữa đồng nghiệp cũng như với đối tác. Thế nhưng, với những người thành công, một cuộc điện thoại có thể giải quyết nhiều vấn đề hơn cả hàng trăm email. Việc trao đổi trực tiếp giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh và chính xác hơn, từ đó dễ dàng đưa ra cách phản ứng hay thương lượng. Cũng phải thôi, đâu phải ngẫu nhiên những cuộc điện đàm của giữa các nguyên thủ luôn được chú ý nhiều hơn những tuyên bố hay thông cáo báo chí bằng văn bản, phải không?
Kiểm soát số lượng tab mở trên trình duyệt
Một điều nghe rất nhỏ nhặt nhưng lại phản ánh phần lớn thói quen làm việc của bạn. Những nhà tuyển dụng đánh giá một nhân viên luôn có lớn hơn 8-10 tabs mở cùng lúc trên trình duyệt khi làm việc là những người ôm đồm, tham lam và không có khả năng sắp xếp công việc hợp lý. Hãy học cách tìm ra thứ tự ưu tiên và giải quyết dứt điểm từng việc một sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp và tối đa năng suất làm việc lên nhiều đó.
Lường trước những khó khăn và chuẩn bị phương án dự phòng
Tất nhiên khi triển khai một công việc, ai cũng muốn nó sẽ diễn ra suôn sẻ, nhưng nếu gặp trục trặc thì sao? Liệu bạn có sẵn sàng những phương án giải quyết hay phó mặc cho số phận? Kỹ năng xử lý khủng hoảng và chuẩn bị kế hoạch dự phòng là thứ làm nên sự khác biệt giữa một nhân viên tầm thường và một người xuất sắc, nên hãy tập làm điều đó ngay từ bây giờ nhé.